Cúng ông Công ông Táo 2024 giờ nào đẹp?
Tục cúng ông Công ông Táo mỗi dịp cuối năm là một phong tục truyền thống đẹp của người Việt, nhằm cầu mong một năm mới an lành và thịnh vượng. Theo chuyên gia phong thủy, việc chọn ngày giờ cúng cẩn thận và phù hợp sẽ mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.
Theo lịch vạn niên, Tết Ông Công Ông Táo năm 2024 rơi vào thứ Sáu, ngày 2/2/2024 (dương lịch). Nếu gia chủ bận rộn, có thể chọn cúng trước ngày 23 tháng Chạp, tốt nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp. Dưới đây là các khung giờ hoàng đạo được chuyên gia phong thủy gợi ý:
- Ngày 20 tháng Chạp (30/01/2024): Khung giờ đẹp: 7 - 9h; 13 - 15h; 19 - 21h.
- Ngày 21 tháng Chạp (31/01/2024): Khung giờ đẹp: 15 - 17h; 17 - 19h.
- Ngày 22 tháng Chạp (01/02/2024): Khung giờ đẹp: 9 - 11h; 15 - 17h; 19 - 21h.
- Ngày 23 tháng Chạp (02/02/2024): Khung giờ đẹp: 7 - 9h; 9 - 11h.
Đặc biệt, ngày 30 Tết phải làm lễ rước ông Táo về ngự ở gia đình để cầu xin ngài phù hộ cho đất nước được thanh bình, nhân dân an lạc.
Chuyên gia gợi ý ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024
Lịch bao sái và rút tỉa chân hương sau ngày cúng
Sau ngày cúng chính thức, việc bao sái và rút tỉa chân hương cũng rất quan trọng. Sau ngày 23 tháng Chạp, tức ngày 24 âm lịch là thời gian thích hợp để tiến hành các nghi thức này. Dưới đây là những ngày thích hợp cho việc này:
- Ngày 24 âm (3.2 dương lịch): Tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc 13h10 đến 14h50.
- Ngày 25 âm (4.2 dương lịch): Không nên bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương.
- Ngày 28 âm (7.2 dương lịch): Tiến hành từ 5h10 đến 6h50, 9h10 đến 10h50, 15h10 đến 16h50.
Theo chuyên gia phong thủy, những lễ vật như hoa, ngũ quả, mứt, trà, hương, đèn, rượu,... là cần thiết để thực hiện nghi lễ một cách trọn vẹn. Đặc biệt, việc dâng cúng cá chép sống và phóng sinh sau lễ cúng được coi là một hành động thiện nguyện, mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt.
Xem thêm: Tổng hợp 9 món dưa góp, chua ngọt ăn kèm, chống ngán ngày Tết
Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo 2024
Khi cúng, gia chủ nên mặc trang phục lịch sự, thành tâm lễ bái. Lễ vật cần chuẩn bị bao gồm hoa, ngũ quả, chè trôi nước, mứt, trà khô, hương, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh và giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ, con ngựa. Một số gia đình còn chuẩn bị mâm cơm với các món ăn truyền thống.
Chuyên gia phong thủy còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cúng cá chép sống - vật để Táo quân cưỡi về trời, và sau đó phóng sinh chúng. Đặc biệt, vào ngày 30 Tết, gia đình cần làm lễ rước Ông Táo về để cầu xin ngài phù hộ cho năm mới an lành, thịnh vượng.
Những lưu ý khi cúng ông Công ông Táo 2024
Tục cúng Ông Công Ông Táo không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là dịp để mỗi gia đình nguyện cầu cho một năm mới đầy an yên và hạnh phúc. Hãy cùng Gia Dụng Taeang đón một mùa Tết 2024 trọn vẹn, ấm áp và thịnh vượng! Và luôn theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!
Nguồn: Tổng hợp